Cảnh giác với thông tin sai sự thật về đối tượng bị khởi tố là “thành viên chống luận điệu xuyên tạc” trên mạng xã hội

Thứ hai - 25/04/2022 20:11 5.351 0
Ngày 09/4/2022, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Hậu Giang khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Phúc Hưởng, sinh năm 1984, thường trú tại ấp Thị Tứ, thị trấn Rạch Gòi, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
          Sau khi báo chí đưa tin về vụ án, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện một số tài khoản đăng tải nhiều bài viết với nội dung cho rằng “Nguyễn Phúc Hưởng là dư luận viên của nhà cầm quyền có nhiệm vụ “chống xuyên tạc”, thì nay lại bị bắt vì tội “xuyên tạc”” hay “thành viên trong nhóm “chống luận điệu xuyên tạc” bị bắt theo Điều 331” hoặc “Nguyễn Phúc Hưởng thường xuyên phát biểu trên mạng xã hội để phản biện lại các “thế lực phản động”…, truy lùng những người có phát biểu và hoạt động không đúng đường lối của đảng cs” đã thu hút nhiều lượt thích, bình luận và chia sẻ, gây hoang mang dư luận trên mạng xã hội.
          Tuy nhiên, theo kết quả điều tra của cơ quan Công an, Nguyễn Phúc Hưởng đã thừa nhận những thông tin đăng tải, chia sẻ trên các trang Facebook cá nhân của Hưởng từ trước đến nay là hoàn toàn do bản thân tự phát thực hiện, nhằm phục vụ mục đích cá nhân, không có sự phân công của tổ chức, cá nhân nào, cũng như không tham gia cộng tác với tổ chức, cá nhân nào thuộc cơ quan Đảng, Nhà nước. Về bản thân Nguyễn Phúc Hưởng, từng tham gia nghĩa vụ quân sự từ năm 2005 đến năm 2008, sau khi xuất ngũ về địa phương làm ăn sinh sống bình thường, không tham gia công tác trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đồng thời cũng không phải là “lực lượng tác chiến trên không gian mạng” hay “dư luận viên” gì cả. Do đó, những thông tin trên mạng xã hội về việc “Nguyễn Phúc Hưởng là dư luận viên của nhà cầm quyền” hoặc “Nguyễn Phúc Hưởng là thành viên trong nhóm “chống luận điệu xuyên tạc”” là hoàn toàn bịa đặt, sai sự thật, mọi người không nên tin tưởng, dẫn đến có nhận định hoặc hành vi sai trái, vi phạm pháp luật.
Một số thông tin sai sự thật trên các trang mạng xã hội
Một số thông tin sai sự thật trên các trang mạng xã hội
          Qua vụ việc trên, cơ quan Công an khuyến cáo người dân cần sáng suốt khi sử dụng mạng xã hội, không nên tin vào các thông tin chưa được kiểm chứng, dẫn đến có nhận thức sai lầm, tư tưởng hoang mang hoặc hành vi sai trái, vi phạm pháp luật; từ đó dễ bị các đối tượng xấu tác động, lợi dụng để thực hiện mục đích khác. Mọi người cần nêu cao ý thức thực hiện đúng quy tắc ứng xử đối với cộng đồng, đặc biệt là trên không gian mạng./.

Tác giả bài viết: Phan Thị Thu Hằng - Phòng An ninh chính trị nội bộ

Tổng số điểm của bài viết là: 16 trong 12 đánh giá

Xếp hạng: 1.3 - 12 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Đường dây nóng
Lịch tiếp công dân
Cổng thông tin BCA
Văn bản pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến
Hộp thư góp ý
Chuyển đổi số
Bộ Pháp điển
Đối tượng truy nã
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập52
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm50
  • Hôm nay75,074
  • Tháng hiện tại2,628,841
  • Tổng lượt truy cập112,780,046
phieukhaosat
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây