Phương thức, thủ đoạn và biện pháp phòng ngừa một số loại tội phạm sử dụng công nghệ cao

Thứ bảy - 28/08/2021 05:47 9.462 0
Thời gian qua, tình hình tội phạm công nghệ cao ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn mới ngày càng tinh vi. Đặc biệt, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, các đối tượng lợi dụng thời gian giãn cách xã hội, người dân thường sử dụng mạng xã hội và thực hiện các giao dịch qua mạng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
          Mạng xã hội Zalo, Facebook đang ngày được sử dụng phổ biến trong xã hội, đi kèm với những lợi ích mà nó mang lại còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Các đối tượng phạm tội lợi dụng sự tiện lợi của mạng xã hội để quảng bá sản phẩm, thu hút nhiều người theo dõi, bình luận và tham gia mua bán trực tuyến các sinh vật cảnh (chim cảnh, cá cảnh, cây cảnh,…) hoặc kim khí, đá quý, xương động vật quý hiếm, mà không có sự đảm bảo, chứng nhận hợp pháp về nguồn gốc, tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh tội phạm nhất là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Điển hình như ngày 11/6 vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã kết thúc điều tra, chuyển Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đề nghị truy tố vụ “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” qua hình thức mua bán gà kiểng xảy ra vào ngày 13/5/2020 tại địa bàn huyện Phụng Hiệp do đối tượng Lê Hoàng Quí thực hiện, mặc dù không có gà để bán nhưng thông qua mạng xã hội Facebook, Quí đăng hình ảnh bán gà rồi lừa những người muốn mua chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng, sau đó chiếm đoạt và chặn liên lạc với nạn nhân.
          Cùng với việc sử dụng mạng xã hội, các đối tượng dùng tài khoản Facebook với thông tin giả là người nước ngoài, kết bạn, làm quen với các người dùng khác tại Việt Nam, nhắn tin tạo lòng tin và gửi quà, tiền nhờ giữ dùm hoặc làm từ thiện. Sau đó, các đối tượng đóng vai nhân viên hải quan gọi điện thoại yêu cầu đóng các khoản phí bảo hiểm để nhận được tiền, quà. Sau khi chiếm đoạt tài sản, các nạn nhân không còn khả năng đóng tiền tiếp tục thì các đối tượng cắt liên lạc hoặc xóa tài khoản Facebook.
          Bên cạnh đó, việc giả danh các cơ quan chức năng như Bưu điện, Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án cũng đang ngày càng diễn biến phức tạp, bằng nhiều kịch bản khác nhau, các đối tượng sử dụng dịch vụ VoIP giả danh các số điện thoại tổng đài và cơ quan chức năng để gọi cho bị hại thông báo có liên quan đến vụ án ma túy, rửa tiền, yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân và chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng do các đối tượng chỉ định để cơ quan chức năng kiểm tra sau đó chiếm đoạt tài sản.
          Đáng chú ý trong thời gian giãn cách xã hội do tình hình phức tạp của dịch bệnh Covid-19, việc tạo các trang (Fanpages), nhóm (Group) trên mạng xã hội Zalo, Facebook để quảng cáo đầu tư vào các sàn giao dịch ngoại hối trái phép, chạy “bot” (rô bốt) tự động đầu tư sinh lời với số tiền lớn thu hút nhiều cá nhân tham gia. Sau khi chuyển tiền tham gia thì các đối tượng thông báo thua lỗ nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.
          Để chủ động phòng ngừa với loại tội phạm này, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hậu Giang đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân chủ động thực hiện tốt một số biện pháp sau:
          1. Khi có số điện thoại lạ liên lạc, thông báo có liên quan đến tội phạm và yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc chuyển tiền, thì tuyệt đối không chuyển tiền, thông báo cho người thân trong gia đình và nhanh chóng trình báo với Cơ quan Công an gần nhất để kịp thời phối hợp xử lý.
          2. Khi trao đổi, mua bán trực tuyến, qua mạng xã hội Zalo, Facebook phải tìm hiểu rõ nguồn gốc, hạn chế mua các đồ vật có giá trị lớn qua mạng xã hội hoặc các trang web bán hàng online.
          3. Có thể quen biết, kết bạn với người nước ngoài qua mạng xã hội Facebook nhưng không nên gửi, chuyển tiền để đóng các khoản phí vào tài khoản ngân hàng do đối tượng cung cấp với bất kỳ lý do gì, vì đây có khả năng cao là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
          4. Không vay tiền online từ các ứng dụng không rõ nguồn gốc, đây là hình thức lừa đảo hoặc cho vay lãi nặng qua các ứng dụng điện thoại di động. Nếu các cá nhân có nhu cầu vay tiền thì liên hệ và đến trực tiếp ngân hàng, các tổ chức tín dụng gần nhất để được hỗ trợ. Khi thực hiện các giao dịch qua mạng hoặc qua các ứng dụng di động của các ngân hàng, tuyệt đối không được cung cấp mã xác thực OTP nhận được cho bất kỳ ai.
          5. Tuyệt đối không nên tham gia đầu tư vào các sàn giao dịch ngoại hối trái phép, các hình thức quảng cáo, kêu gọi tham gia chạy “bot” (rô bốt) tự động qua mạng xã hội Zalo, Facebook, có thể đó là thủ đoạn để lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc đánh bạc online.  
          6. Nếu phát hiện, nghi ngờ có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với các hình thức như trên, kịp thời thông báo cho Cơ quan Công an gần nhất hoặc Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh qua số điện thoại 0693.769.245 để được tiếp nhận, giải quyết.
          Trên đây là một số phương thức, thủ đoạn và biện pháp phòng ngừa một số loại tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh thông báo người dân nắm, chủ động phòng ngừa./.

Tác giả bài viết: Lê Duy Khánh - Phòng Cảnh sát Hình sự

Tổng số điểm của bài viết là: 16 trong 12 đánh giá

Xếp hạng: 1.3 - 12 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Đường dây nóng
Lịch tiếp công dân
Cổng thông tin BCA
Văn bản pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến
Hộp thư góp ý
Chuyển đổi số
Bộ Pháp điển
Đối tượng truy nã
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập368
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm366
  • Hôm nay79,518
  • Tháng hiện tại3,407,281
  • Tổng lượt truy cập107,015,158
phieukhaosat
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây