Các thủ đoạn lừa đảo “đang nổi” trên không gian mạng

Thứ sáu - 01/12/2023 02:30 2.194 0
Thời gian gần đây tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn mới nhắm đến lòng tham và sự thiếu hiểu biết của nạn nhân.
          - Thứ nhất, quảng cáo “dịch vụ gái gọi” trên các website, trang mạng xã hội. Thủ đoạn của các đối tượng là tạo ứng dụng “hẹn hò” mời gọi nam giới tham gia; nạn nhân sẽ được tạo một tài khoản đăng nhập với hứa hẹn sẽ được hưởng các “dịch vụ” ưu đãi, khi nạn nhân kết nối thì chúng thu thập thông tin, chiếm quyền sử dụng tài khoản mạng xã hội, tài khoản ngân hàng, lôi kéo đầu tư tài chính, làm nhiệm vụ online, đánh bạc,… để bị hại tin và nạp tiền vào tài khoản ngân hàng do chúng chỉ định rồi chiếm đoạt.
          - Thứ hai, quảng cáo lấy lại tiền bị lừa đảo hoặc tiền đang bị treo. Các đối tượng đăng tin cung cấp dịch vụ hỗ trợ lấy lại tiền với nội dung “Công ty luật...”, “Công ty hỗ trợ...”, “Dịch vụ pháp lý...” để nạn nhân tin là Tổ chức hoặc Cá nhân đã được cấp phép hoạt động. Khi nạn nhân kết nối thì chúng dùng mọi thủ đoạn để thu thập thông tin, chiếm quyền sử dụng tài khoản mạng xã hội, tài khoản ngân hàng, yêu cầu nạn nhân chuyển tiền.
         Thực tế, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã tiếp nhận 01 trường hợp anh N.D.T ở thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang lên mạng, thấy thông tin “Hậu giang nt cho em để kết nối nha”, anh T kết nối, đóng 150.000 đồng thì được cung cấp một tài khoản, yêu cầu cập nhật vào đường link, hứa hẹn sẽ được hưởng các dịch vụ ưu đãi, sau vài lần tương tác thì anh được tư vấn đầu tư tài chính, làm nhiệm vụ online, đánh bạc,… Anh T tin tưởng, chọn hình thức làm nhiệm vụ online và chuyển tiền vào tài khoản do đối tượng tương tác cung cấp; sau đó bị đối tượng chiếm đoạt. Trường hợp khác có một tài khoản liên lạc và giới thiệu là “Luật sư” muốn hỗ trợ cho chị N.T.T ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang lấy lại tiền đang bị treo trên hệ thống do bị lừa đảo; người liên lạc cung cấp khá đầy đủ thông tin về nhân thân và quá trình chị T bị lừa đảo và đề nghị chuyển tiền để được giúp đỡ. Tuy nhiên, do đã được cơ quan Công an giải thích trước đây, nên chị T cảnh giác, kịp thời liên lạc với cơ quan Công an xác nhận lại và chưa bị thiệt hại.
         Đáng chú ý, hầu hết các trang này có địa chỉ IP ở nước ngoài, phần bình luận tích cực là của chính các đối tượng lừa đảo tạo lập Phòng an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Hậu Giang khuyến cáo: “Người tham gia mạng xã hội tuyệt đối không cập nhật vào đường link lạ, không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng và mã OTP (one time password), không chuyển tiền hay nạp thẻ cào cho bất cứ người nào liên lạc qua điện thoại khi chưa kiểm tra và xác định rõ người liên lạc là ai. Không có bất cứ Tổ chức và Cá nhân nào có chức năng và khả năng lấy lại tiền bị lừa đảo, tiền bị treo trên hệ thống như quảng cáo trên mạng. Pháp luật nước ta nghiêm cấm hoạt động mại dâm dưới mọi hình thức. Khi nghi vấn bị lừa gạt, người dân cần kịp thời báo Cơ quan Công an gần nhất hoặc Phòng an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Hậu Giang (Số điện thoại 0693.769105) để được hỗ trợ”.
 

Tác giả bài viết: Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao

Tổng số điểm của bài viết là: 21 trong 13 đánh giá

Xếp hạng: 1.6 - 13 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Đường dây nóng
Lịch tiếp công dân
Cổng thông tin BCA
Văn bản pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến
Hộp thư góp ý
Chuyển đổi số
Bộ Pháp điển
Đối tượng truy nã
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập135
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm133
  • Hôm nay97,909
  • Tháng hiện tại1,927,962
  • Tổng lượt truy cập109,505,811
phieukhaosat
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây