Thủ đoạn lừa đảo xuất khẩu lao động

Thứ hai - 15/07/2024 04:58 3.294 0
        Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang liên tiếp xảy ra các vụ việc tổ chức đưa công dân Việt Nam đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài nhằm mục đích trục lợi hoặc lợi dụng nhu cầu xuất khẩu lao động để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
       Các đối tượng lừa đảo thường chú ý đến người lao động ở vùng sâu, vùng xa, đang có nhu cầu về tìm kiếm việc làm lao động thời vụ ở nước ngoài, với mức lương cao, thủ tục nhanh, chi phí thấp với những lời chào mời hấp dẫn và hứa hẹn “nếu không đi được sẽ hoàn lại tiền cọc, khách hàng không mất tiền” đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho người lao động, từ đó dẫn dụ người lao động “sập bẫy”; ngoài ra, các đối tượng còn lợi dụng các mối quan hệ quen biết với người địa phương nhằm tạo niềm tin cho người lao động, thông qua đó các đối tượng này sẽ hướng dẫn, xây dựng những người địa phương trên trở thành cộng tác viên để dẫn dụ, nhận hồ sơ, thu tiền thay và chia “hoa hồng” theo thoả thuận. Với phương thức trên, các đối tượng đã dụ dỗ hàng trăm người dân nộp tiền đặt cọc chuyển vào tài khoản của các đối tượng từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng làm hồ sơ xuất khẩu lao động theo hướng dẫn.
Cơ quan điều tra thực hiện lệnh bắt tạm giam L.T.C.P về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
         Lao động thời vụ với hình thức visa E8-2 là hình thức visa lao động thời vụ ngắn hạn trên lĩnh vực nông nghiệp tại Hàn Quốc; điều kiện được cấp visa loại này là người lao động phải có người thân, họ hàng thuộc 4 thế hệ của người đang duy trì hôn nhân với người Hàn Quốc (kể cả vợ hoặc chồng của 4 thế hệ đó) đứng ra làm thủ tục bảo lãnh. Người lao động phía Việt Nam phải chứng minh được mối quan hệ với người có quốc tịch Hàn Quốc theo tiêu chuẩn quy định thì chính quyền địa phương phía Hàn Quốc sẽ tiến hành phân bổ nguồn lao động và cấp thị thực theo địa phương cư trú và nguồn phân bổ lao động thời vụ trên lĩnh vực nông nghiệp đã được phía Hàn Quốc quy hoạch. Hình thức lao động này do phía Hàn Quốc cấp visa và quản lý trực tiếp, không thuộc sự quản lý của các cơ quan chức năng của Việt Nam.
         Ngoài ra, ngày 01/3/2024, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Thương mại Ô-xtrây-li-a (Úc) đã ký kết Kế hoạch thực hiện Bản ghi nhớ giữa Việt Nam với Ô-xtrây-li-a (Úc) về hỗ trợ công dân Việt Nam đi làm việc trong ngành nông nghiệp tại Ô-xtrây-li-a theo Chương trình PALM (the Pacific Australia Labour Mobility); dự kiến trong năm 2024, Chương trình sẽ đưa 1.000 lao động của Việt Nam đi làm việc tại Ô-xtrây-li-a. Các đơn vị dịch vụ được lựa chọn sẽ được thông báo công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên các nền tảng mạng xã hội (zalo, twitter, facebook…) chính thức của các cơ quan chức năng, chuyên môn, gồm: Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Cục Quản lý lao động ngoài nước, fanpage của Đại sứ quán Ô-xtrây-li-a, trang thông tin điện tử của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hậu Giang để người lao động nếu đủ điều kiện có thể đăng ký tham gia Chương trình này. Tuy nhiên, hiện tại trên cả nước đã xuất hiện một số tổ chức, cá nhân mạo danh được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Thương mại Ô-xtrây-li-a lựa chọn hỗ trợ công dân Việt Nam đi làm việc trong ngành nông nghiệp tại Ô-xtrây-li-a theo Chương trình PALM để tiến hành tuyển chọn, thu tiền trái quy định của pháp luật, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh, trật tự tại cả nước nói chung và tại tỉnh Hậu Giang nói riêng.
        Liên quan đến lĩnh vực xuất khẩu lao động Công an tỉnh Hậu Giang đã khởi tố 02 vụ án, bắt tạm giam 03 bị can để điều tra về các hành vi liên quan hoạt động lừa đảo xuất khẩu lao động thời vụ sang Hàn Quốc với hình thức visa E8-2, số trường hợp bị hại lên đến hàng trăm người, gây bức xúc trong dư luận, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh, trật tự tại địa phương.
Cơ quan điều tra thực hiện lệnh bắt tạm giam đối tượng T.T.H.N
về tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài
        Trước thực trạng nêu trên, Công an tỉnh Hậu Giang khuyến cáo Nhân dân và người lao động trên địa bàn tỉnh khi có nhu cầu đăng ký tham gia các chương trình xuất khẩu lao động đang được triển khai tại tỉnh Hậu Giang với hình thức lao động hợp đồng dài hạn hoặc thời vụ thì liên hệ trực tiếp với Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Hậu Giang, trực thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hậu Giang tại địa chỉ: số 09, đường Võ Văn Kiệt, Khu vực 4, Phường 5, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang; số điện thoại đường dây nóng: 02933.870.120, 02936.261.222 hoặc 02933.963.193; website: https://vieclam.haugiang.gov.vn hoặc https://thitruonglaodonghaugiang.net, fanpage facebook “Trung tâm dịch vụ việc làm Hậu Giang”, zalo “Trung tâm dịch vụ việc làm Hậu Giang”; Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố để được tư vấn, hướng dẫn thủ tục theo đúng quy định.
 

Tác giả bài viết: Ngọc Quí – Que Ri

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Đường dây nóng
Lịch tiếp công dân
Cổng thông tin BCA
Văn bản pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến
Hộp thư góp ý
Chuyển đổi số
Bộ Pháp điển
Đối tượng truy nã
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4,699
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm4,697
  • Hôm nay97,928
  • Tháng hiện tại3,256,053
  • Tổng lượt truy cập106,863,930
phieukhaosat
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây