Quy chế phối hợp đã quy định cụ thể từng nội dung và trách nhiệm của hai ngành trong công tác phối hợp như: Phối hợp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng các văn bản chỉ đạo về lĩnh vực an ninh, trât tự, lao động, người có công và xã hội; bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh mạng; bảo vệ bí mật nhà nước và bảo vệ các sự kiện chính trị quan trọng do Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì tham mưu tổ chức; phối hợp tuyên truyền, xây dựng và phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; thực hiện các chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, người có công; công tác quản lý lao động, người lao động, nhất là lao động người nước ngoài làm việc tại Hậu Giang và ngược lại; đấu tranh, phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy, mua bán người, mại dâm, bạo lực gia đình, xâm hại phụ nữ, trẻ em; phối hợp trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, việc làm và bảo trợ xã hội…
Để việc triển khai thực hiện quy chế phối hợp đạt mục đích, yêu cầu và hiệu quả đề ra, hai ngành đã thống nhất thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế phối hợp gồm 41 đồng chí, trong đó đồng Trưởng Ban Chỉ đạo là 02 đồng chí Phó Giám đốc hai cơ quan, thành viên là Thủ trưởng các phòng, ban và đơn vị cấp huyện trực thuộc Công an tỉnh và Sở Lao động-Thương binh và Xã hội. Định kỳ hàng năm và 05 năm/01 lần, hai ngành sẽ luân phiên chủ trì sơ kết, đánh giá kết quả, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong phối hợp thực hiện quy chế và thống nhất kế hoạch phối hợp cụ thể trong những năm tiếp theo./.
Võ Ngọc Quí
Phòng An ninh chính trị nội bộ