CÔNG AN TỈNH HẬU GIANGhttps://congan.haugiang.gov.vn, congan.haugiang.gov.vn/uploads/logoca.png
Thứ sáu - 02/06/2023 23:101.4470
Ngày 13/5/1953, cách nay vừa tròn 70 năm, Bộ Công an đã quyết định thành lập Phòng Trinh sát II với nhiệm vụ “Điều tra, khám phá các hoạt động do thám, phản động trong vùng tự do, bảo vệ kinh tế, chống âm mưu phá hoại của địch”. Đây là dấu mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự hình thành của lực lượng trinh sát bảo vệ kinh tế từ Trương ương đến địa phương. Trong suốt chặn đường lịch sử xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, cùng với lực lượng An ninh kinh tế trên toàn quốc, lực lượng An ninh kinh tế Công an tỉnh Hậu Giang đã vượt qua khó khăn, khẳng định bản lĩnh của mình, mưu trí, dũng cảm lập được nhiều chiến công xuất sắc, góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Mặc dù qua nhiều lần tách, nhập, thay đổi tên gọi, phiên hiệu song chức năng, nhiệm vụ của lực lượng An ninh kinh tế vẫn không thay đổi mà ngày càng bổ sung hoàn thiện. Trong đó, nổi bật, hiệu quả nhất là chức năng tham mưu và trực tiếp tổ chức công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hoạt động chống phá chủ trương, đường lối, chính sách trên lĩnh vực kinh tế; bảo vệ an ninh nội bộ trên lĩnh vực kinh tế. Trải qua gần 20 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng An ninh kinh tế Công an tỉnh Hậu Giang đã lập được nhiều thành tích, chiến công, nổi bật. Lực lượng đã chủ động nắm tình hình, tham mưu cho Ban Giám đốc Công an tỉnh báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo, bảo đảm sự ổn định về an ninh kinh tế, tạo môi trường an ninh, an toàn để các doanh nghiệp, nhà đầu tư đến tìm hiểu đầu tư, phát triển kinh tế cũng như bảo đảm an ninh trật tự các dự án trọng điểm trên địa bàn, đưa dự án đi vào vận hành kịp tiến độ, hiệu quả. Gần đây nhất là: bảo đảm an ninh chuỗi các hoạt động tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang năm 2022; phối hợp bảo đảm an ninh, trật tự quá trình thi công dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1, giúp nhà máy sớm đưa vào vận hành đóng góp tích cực vào nguồn thu ngân sách của tỉnh. Đã làm tốt công tác tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc triển khai Chỉ thị 12-CT/TW, ngày 05/01/2017 của Bộ Chính trị (Khóa XII) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện hiệu quả việc đánh giá, thẩm định, xác minh năng lực tài chính của các cá nhân đầu tư trên địa bàn để kịp thời tham mưu Ban Giám đốc báo cáo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh trong việc quyết định chủ trương đầu tư. Đấu tranh nhiều chuyên án, truy xét và bắt nóng 03 đối tượng tàng trữ, lưu hành tiền giả; tham mưu giải quyết ổn định hàng chục vụ đình công, lãn công với hàng chục ngàn lượt người tham gia tại các khu, cụm công nghiệp và phát hiện xử lý, tham mưu xử lý hàng chục vụ liên quan an ninh kinh tế, an ninh trật tự….Với những thành tích đạt được, Phòng An ninh kinh tếCông an tỉnh Hậu Giang đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Công an, Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Ban Giám đốcCông an tỉnh biểu dương, ghi nhận khen thưởng hàng trăm Bằng khen, Giấy khen cho tập thể, cá nhân xuất sắc; đặc biệt đơn vị đã được Chủ tịch nước khen thưởng 02 Huân chương hạng 3;được được Bộ Công an tặng 03 cờ thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”.
Trong những năm gần đây, tình hình cả nước nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng chịu nhiều ảnh hưởng từ những biến động của tình hình thế giới và khu vực, đặc biệt là sự tác động, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã làm đứt gãy các chuỗi cung ứng sản xuất; giao thương, mua bán bị đình trệ; sản xuất, kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng với sự quyết tâm, phấn đấu vươn lên của cả hệ thống chính trị, quân và dân tỉnh nhà, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã phục hồi và đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Tính riêng trong năm 2022, tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh đạt 13,94%, xếp thứ nhất ĐBSCL và xếp thứ 4 cả nước. Trong 6 tháng đầu năm 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế Hậu Giang đạt 14,21%, dẫn đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cao nhất cả nước. Tuy nhiên trong điều kiện, bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu, nhiệm vụ đảm bảo an ninh kinh tế trên toàn quốc nói chung và trên địa bàn tỉnh Hậu Giang nói riêng sẽ ngày càng khó khăn, phức tạp và nặng nề. Các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị trên địa bàn đang đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, đặc biệt là Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 26/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch tỉnh Hậu Giang, trong đó xác định phát triển 04 trụ cột gồm “công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch” theo hướng công nghiệp hiện đại, nông nghiệp sinh thái, đô thị thông minh, du lịch chất lượng để đột phá chiến lược, gia tăng nguồn thu ngân sách địa phương, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo.
Trong thời gian tới, nhiều dự án đầu tư, xây dựng mới như 02 tuyến cao tốc qua địa bàn đang được gấp rút triển khai; tỉnh đang kêu gọi đầu tư với mục tiêu đến năm 2030, Hậu Giang phải thành lập thêm 08 khu công nghiệp mới với diện tích 1.741ha; tình hình tài chính đối mặt với nhiều biến động khó lường do ảnh hưởng của thị trường tài chính thế giới; tình hình nợ bảo hiểm kéo dài của người lao động tại một số doanh nghiệp có nguy cơ dẫn đến các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự; các doanh nghiệp may mặc, gia công giày da có nguy cơ tiếp tục cắt giảm số lượng lớn lao động... Vì vậy, đòi hỏilực lượng An ninh kinh tế Công an tỉnh phải tiếp tục phát huy truyền thống, nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, theo đó cần tập trung quán triệt thực hiện tốt các nội dung sau: Một là, tiếp tục nghiên cứu, quán triệt và thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an và Tỉnh uỷ, UBND tỉnh về công tác đảm bảo an ninh kinh tế. Chủ động nắm chắc tình hình từ sớm, từ xa, từ cơ sở để kịp thời giúp việc cho Đảng uỷ, Ban Giám đốc Công an tỉnh tham mưu Tỉnh uỷ, UBND tỉnh có các chủ trương, chính sách, quan điểm chỉ đạo để bảo vệ vững chắc nền an ninh kinh tế đi đôi với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tham mưu cho cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp bảo vệ đường lối, chính sách phát triển kinh tế trên các lĩnh vực. Hai là, từng cán bộ, chiến sỹ An ninh kinh tế phải chủ động nắm chắc tình hình địa bàn, chuyên đề, lĩnh vực được phân công phụ trách; không ngừng nâng cao chất lượng công tác nghiệp vụ theo các lĩnh vực công tác của lực lượng. Thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ chính trị nội bộ trên lĩnh vực kinh tế. Chủ động phân tích, đánh giá, dự báo những tác động, ảnh hưởng tiêu cực về tình hình kinh tế tài chính. Đến nền kinh tế địa phương trong việc hoạch định các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo phù hợp với đặc điểm, tình hình tỉnh nhà. Ba là, chủ động xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch, phương án bảo vệ an toàn các cơ quan, doanh nghiệp, công trình, dự án thuộc địa bàn, lĩnh vực của lực lượng An ninh kinh tế. Chủ động thu thập thông tin, tài liệu, xác minh, đánh giá các dự án đầu tư vào tỉnh; kịp thời tham mưu Ban Giám đốc báo cáo, đề xuất với UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực, kinh nghiệm, bảo đảm hiệu quả thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án. Triển khai các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh phòng chống tội phạm trên lĩnh vực kinh tế trong tình hình mới. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc trong cơ quan, doanh nghiệp và ngoài xã hội. Bốn là, mỗi cán bộ, chiến sỹ lực lượng An ninh kinh tế phải nâng cao nhận thức đúng đắn về chức năng, ý nghĩa, tầm quan trọng của nhiệm vụ được giao; tiếp tục nỗ lực học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ công tác chuyên môn về mọi mặt. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng trong và ngoài ngành để tham mưu cho các cấp có thẩm quyền chỉ đạo làm tốt công tác bảo đảm an ninh kinh tế trên địa bàn, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển sản xuất, kinh doanh và đóng góp hiệu quả cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.