Đổi mới toàn diện công tác lý luận Công an nhân dân

Thứ hai - 22/11/2021 02:11 847 0
Bộ Công an tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm công tác lý luận Công an nhân dân trong tình hình mới và Lễ ký Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an và Hội đồng Lý luận Trung ương giai đoạn 2021-2026, dự kiến tổ chức vào ngày 23/11/2021. Nhân dịp này, đồng chí Đại tướng, Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Bộ Công an đã có bài viết quan trọng với tiêu đề “Đổi mới toàn diện công tác lý luận Công an nhân dân”. Trang thông tin điện tử Công an tỉnh gửi tới bạn đọc cùng cán bộ, chiến sỹ toàn văn bài viết trên để định hướng nghiên cứu, tuyên truyền.
ĐI MỚI TOÀN DIỆN CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU
LÝ LUẬN CÔNG AN NHÂN DÂN
Đại tưng, GS.TS Tô Lâm
y viên Bộ Chính tr, Bộ trưởng Bộ Công an,
Chủ tịch Hội đồng Lý luận Bộ Công an
          Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta luôn đặc biệt coi trọng vai trò của lý luận. Người đã chỉ ra rằng: “Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế. Đó là lý luận chân chính. Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận
thì lúng túng như nh
m mt mà đi”. Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, nhận thức sâu sắc vai trò của lý luận, trong suốt chặng đường xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, nhất là giai đoạn đổi mới đất nước, Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an luôn dành sự quan tâm đi với công tác nghiên cứu lý luận. Đến nay, công tác nghiên cứu lý luận Công an nhân dân đã đạt được những thành tựu, chuyển biến quan trọng, nhiều mặt, lĩnh vực có bước phát triển đột phá. Các cơ quan nghiên cứu lý luận trong Công an nhân dân ngày càng được xây dựng, củng cố, khẳng định vị thế, uy tín trong phạm vi quốc gia, quốc tế. Hệ thống lý luận Công an nhân dân được xây dựng tương đối toàn diện, phân theo cấp độ có: Lý luận cơ bản, lý luận chuyên ngành và lý luận tác chiến; phân theo lĩnh vực có: Lý luận bảo vệ an ninh quc gia, lý luận bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và lý luận xây dựng Công an nhân dân, là bộ phận cấu thành quan trọng của lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, lý luận về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

          Thực tiễn công tác, chiến đấu của lực lượng Công an nhân dân hơn 76 năm qua đã kiểm nghiệm tính khoa học, đúng đắn của lý luận Công an nhân dân. Lý luận Công an nhân dân đã góp phần quan trọng cung cấp luận cứ để Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an tham mưu với Đảng, Nhà nước trong việc hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật phục vụ sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng, sự quản lý thống nhất, tập trung của Nhà nước đi với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, xây dựng Công an nhân dân cách mạng, ngày càng chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước, Tổ quốc và Nhân dân. Đồng thời là cơ sở để Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an ban hành theo thẩm quyền nhiều chỉ thị, nghị quyết, thông tư phục vụ có hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của cp ủy, lãnh đạo, chỉ huy Công an các cấp. Qua đó, tạo cơ sở chính trị, pháp lý trực tiếp, vững chắc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật; phát huy vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân dân đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Lý luận Công an nhân dân cung cấp nguồn tri thức có giá trị cho việc xây dựng, ban hành hệ thống giáo trình, tài liệu phục vụ công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực Công an nhân dân “vừa hồng, vừa chuyên”, có phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, có trình độ pháp luật vững vàng, nghiệp vụ sắc bén, sẵn sàng nhận, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Tổ quốc và Nhân dân tin cậy giao phó; đồng thời, góp phần xây dựng hệ thống giáo trình, tài liệu học tập phục vụ công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh trong hệ thống chính trị.
        Tuy nhiên, bên cạnh thành tựu đạt được, sự phát triển của lý luận Công an nhân dân ở các cấp độ, lĩnh vực còn có những hạn chế nhất định, chưa theo kịp đòi hỏi của tình hình. Nhiều vấn đề mới nảy sinh trong công tác, chiến đấu, xây dựng Công an nhân dân chưa được nghiên cứu, luận giải kịp thời, thấu đáo, chưa được soi đường, chỉ dẫn của lý luận. Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều, nhưng chính và chủ yếu là do công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý hoạt động nghiên cứu lý luận còn chưa tập trung, thng nht; nhận thức về vai trò của lý luận chưa đy đủ; công tác nghiên cứu lý luận chưa được đi mi toàn diện, đồng bộ; tính thống nhất, biện chứng giữa lý luận và thực tiễn trong sản phẩm lý luận chưa cao; việc tổng kết thực tiễn trong một số lĩnh vực còn chậm, chưa tạo tiền đề để phát triển lý luận. Việc xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu lý luận trong Công an nhân dân chưa thật bài bản, có chiều sâu; nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho công tác nghiên cứu lý luận còn dàn trải.
        Trong bi cảnh đt nước ta đi mới, mở cửa hội nhập sâu rộng đã xuất hiện những tác động mới đa chiều, toàn diện từ tình hình chính trị - an ninh thế giới, khu vực bên cạnh thuận lợi cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức; âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, các loại tội phạm có những diễn biến mới, phức tạp, khó lường cần phải được nghiên cứu, phân tích, dự báo, luận giải dưới phương diện lý luận. Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 09/12/2014 của Bộ Chính trị về Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030 đã xác định: “Làm rõ mối quan hệ, kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại; xây dựng nền quốc phòng toàn dân với xây dựng nền an ninh nhân dân; giữa độc lập dân tộc với hội nhập quốc tế; các vấn đề về an ninh truyền thống, an ninh phi truyền thống. Dự báo những xu thế lớn của khu vực và thế giới, thời cơ, thuận lợi cũng như thách thức tác động tới công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định: “tiếp tục nghiên cứu, phát triên lý luận về quốc phòng, an ninh, nghệ thuật quân sự, nghệ thuật bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh xã hội trong tình hình mới”.
        Thực tế nêu trên đòi hỏi công tác nghiên cứu lý luận Công an nhân dân phải có sự chuyển mình mạnh mẽ, đổi mới toàn diện, sâu sắc. Lý luận Công an nhân dân phải làm tốt hơn vai trò định hướng, dẫn dắt cho các mặt công tác, chiến đấu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Đ đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi này, trong công tác nghiên cứu lý luận Công an nhân dân thời gian tới cần quán triệt và thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ trọng tâm sau đây:                                                                          
        Một là, cần nhận thức thống nhất và đầy đủ hơn về vai trò của lý luận đối với các mặt, lĩnh vực công tác công an. Mọi hoạt động thực tiễn, chiến đấu phải có cơ sở lý luận, được sự định hướng, dẫn dắt của lý luận; đồng thời, thông qua thực tiễn công tác, chiến đấu để kiểm nghiệm tính đúng đắn và tiếp tục bổ sung, hoàn thiện lý luận. Lý luận Công an nhân dân phải xuất phát từ thực tiễn và sản phẩm của tư duy sáng tạo khoa học trên nền tảng lý luận cách mạng của Đảng, cung cấp luận cứ vững chắc hơn đối với công tác tham mưu hoạch định các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cũng như đề ra các chủ trương, đi sách, biện pháp xử lý tình huống trong bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng Công an nhân dân. Công tác nghiên cứu lý luận Công an nhân dân là một bộ phận trong nghiên cứu lý luận của Đảng, Nhà nước, quan hệ chặt chẽ với hoạt động nghiên cứu của các ban, bộ, ngành, các trung tâm nghiên cứu ngoài Công an nhân dân về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.                                                                   
        Hai là, đi mới toàn diện, đng bộ các mặt công tác nghiên cứu lý luận Công an nhân dân. Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng ủy Công an Trung ương, quản lý của lãnh đạo Bộ Công an, cấp ủy, lãnh đạo, chỉ huy Công an các cp với công tác nghiên cứu lý luận; ban hành mới nghị quyết, chỉ thị, cơ chế, chính sách về công tác nghiên cứu, phát triển lý luận Công an nhân dân. Nâng cao hơn hiệu quả công tác nghiên cứu lý luận ở cả các khâu tổ chức, quản lý và nghiệm thu cũng như ứng dụng sn phẩm nghiên cứu vào thực tiễn; xác lập và thực hiện tốt nguyên tắc: Khoa học, chặt chẽ, đúng tiến độ đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm đầu ra, tối giản, cải cách thủ tục hành chính có trọng tâm; trọng điểm, huy động tối đa các nguồn lực. Xây dựng cơ chế để đưa sản phẩm nghiên cứu vào phục vụ công tác, chiến đu kịp thời, đồng thời có sự phản hồi, kiểm nghiệm, đánh giá và tiếp tục tổng kết để bổ sung, phát triển lý luận.
        Lấy thực tiễn của phát triển kinh tế, xây dựng hệ thống chính trị với trọng tâm là xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyn Việt Nam xã hội chủ nghĩa và các tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, phong trào quần chúng; phát triển văn hóa - xã hội, nhiệm vụ công tác quốc phòng, quân sự, đối ngoại; vấn đề đối tác - đối tượng, an ninh con người; tình hình quốc tế làm đối tượng để xác định vấn đề nghiên cứu, xác lập cấp độ, lĩnh vực nghiên cứu cho phù hợp. Trước mắt ưu tiên nghiên cứu, luận giải, làm sâu sắc hơn các quan điểm, phương châm của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là những vấn đề mới trong bảo vệ an ninh quốc gia, bo đm trật tự, an toàn xã hội, xây dựng Công an nhân dân. Bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ, biện chứng giữa các cấp độ, lĩnh vực nghiên cu. Chú trọng hợp tác quốc tế, thiết lập quan hệ với các đối tác phù hợp thuộc cơ quan nghiên cứu dân sự, quân đội, công an, cảnh sát các quốc gia trong khu vực và thế giới, các tổ chức quốc tế trong nghiên cứu lý luận.                     
        Củng cố, kiện toàn hệ thống cơ quan nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận chuyên trách, bán chuyên trách trong Công an nhân dân theo hướng “tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Tập trung xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu lý luận trong Công an nhân dân, nhất là đội ngũ lãnh đạo, th trưởng cơ quan chuyên trách cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, thực sự tiêu biểu, mẫu mực về phẩm chất cách mạng; tâm huyết, sáng tạo, say mê nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận; tinh hoa về tri thức, có uy tín khoa học cao, tác phong làm việc chuyên nghiệp, hiện đại đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Quan tâm thu hút chuyên gia, nhà khoa học ngoài Ngành tham gia nghiên cứu, phát triển lý luận Công an nhân dân.
        Ba là, bảo đảm tốt hơn hậu cần, kỹ thuật, tài chính, có cơ chế, chính sách huy động nguồn lực, tài chính tạo động lực thúc đẩy công tác nghiên cứu lý luận, nhất là nghiên cứu ứng dụng. Nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật hiện đại và cơ sở dữ liệu cập nhật, kết nối giữa các đơn vị chuyên trách và bán chuyên trách trong quản lý, khai thác thông tin, tài liệu phục công tác nghiên cu lý luận đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cần có cơ chế khuyến khích Công an các đơn vị, cá nhân tự chủ kinh phí nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận Công an nhân dân, thúc đẩy đa dạng hóa, xã hội hóa nguồn kinh phí phục vụ công tác nghiên cứu lý luận./.
 

 

Tác giả bài viết: Tổ Biên tập

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Đường dây nóng
Lịch tiếp công dân
Cổng thông tin BCA
Văn bản pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến
Hộp thư góp ý
Chuyển đổi số
Bộ Pháp điển
Đối tượng truy nã
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập158
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm155
  • Hôm nay42,075
  • Tháng hiện tại3,453,304
  • Tổng lượt truy cập107,061,181
phieukhaosat
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây