Tháng 5 nhớ Bác

Thứ năm - 18/05/2023 23:28 13.454 0
Hàng năm, cứ mỗi độ tháng 5 về, trong mỗi chúng ta lại bồi hồi, xúc động nhớ đến Bác. Dường như trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam đều nhớ ngày 19/5 là ngày sinh nhật Bác với tấm lòng trân trọng, thành kính và biết ơn sâu sắc vị lãnh tụ kính yêu mà dân tộc Việt Nam vẫn gọi thân thương hai tiếng Bác Hồ.
 
Nguồn internet
Nguồn Internet
         Trong suốt 24 năm làm Chủ tịch nước (02/9/1945 - 02/9/1969) nhưng Bác Hồ chỉ có 02 lần sinh nhật đặc biệt: lần đầu tiên của cuộc đời làm lãnh tụ (19/5/1946) và lần tổ chức cuối cùng (19/5/1969). Cứ mỗi dịp đến ngày sinh nhật của Bác, ai cũng muốn có món quà kính tặng Bác, nhưng Bác từng nói “Món quà quý giá nhất đối với tôi là những báo cáo thành tích thi đua ái quốc” [1]. Bác cũng nhắc nhở “Hôm nay, đồng bào cho tôi nhiều hoa, bánh, những thứ đó đáng giá cả. Nhưng xin đồng bào nghĩ đến các đồng bào nghèo khó hơn là hao phí cho tôi” [2]. Bác căn dặn chuyển những lẵng hoa đẹp, các loại quà mà các nơi gửi đến biếu Bác để tặng các đơn vị bộ đội, công an, thanh niên xung phong, các nhà trẻ. Qua đó, chúng ta lại thấy sáng ngời đức tính giản dị, tiết kiệm và tấm lòng thương yêu, quan tâm mọi người của Bác.
Ảnh Bác Hồ với học sinh Trường Trưng Vương, Hà Nội năm 1956
Ảnh Bác Hồ với học sinh Trường Trưng Vương, Hà Nội năm 1956
         Ngày 19/5/1946, tại Bắc Bộ Phủ nơi lần đầu tiên được tổ chức sinh nhật của Chủ tịch Hồ Chí Minh như để biểu thị khối đại đoàn kết của toàn dân quanh vị lãnh tụ của một quốc gia non trẻ đang đương đầu với những thử thách to lớn. Hôm đó, Bác Hồ đã dành thời gian để tiếp đón đoàn thiếu nhi, Tự vệ Thủ đô, các đại biểu miền Nam ra thăm và chúc mừng Bác, Bác nói “Thật ra, các bác ở đây làm to sinh nhật tôi, chứ tuổi 56 chưa có gì đáng chúc thọ, cũng hãy còn như thanh niên cả, mà trước các anh, các chị, trước cảnh êm vui ở Bắc đây, tôi thật thấy làm xấu hổ rằng trong Nam chưa được thái bình [3]. Những năm sau đó, cứ đến dịp kỷ niệm ngày sinh của mình, để tránh những nghi lễ, Bác thường không ở Hà Nội mà về thăm Nhân dân các địa phương; có năm Bác đi nước ngoài và Bác thường căn dặn trước các địa phương, các cơ quan là không nên tổ chức chúc thọ linh đình, vì Bác sợ tốn thời giờ, tiền bạc của Nhân dân, trong lúc đời sống và cuộc chiến đấu của Nhân dân còn khó khăn, gian khổ
Bác Hồ thăm nông dân đang gặt lúa trên cánh đồng xã Hùng Sơn (Ảnh tư liệu)
Bác Hồ thăm nông dân đang gặt lúa trên cánh đồng xã Hùng Sơn
Ảnh: Tư liệu
         Năm 1949, giữa núi rừng căn cứ địa Việt Bắc trong những năm kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ; do không muốn tổ chức lễ mừng sinh nhật, Bác Hồ đã viết bài thơ “Không đề” thật cảm động để trả lời một số cán bộ đề nghị tổ chức sinh nhật Bác:
“Vì Nước nhưng chưa nghĩ đến nhà”
Năm mươi chín tuổi vẫn chưa già
Chờ cho kháng chiến thành công đã
Bạn sẽ ăn mừng sinh nhật ta” [4]
        Vào những dịp này, Bác cũng hay viết thư, gửi điện cảm ơn đồng bào, đồng chí, các cơ quan đoàn thể trong nước và bạn bè quốc tế đã dành cho Người những tình cảm thân thiết. Bác làm thơ nói về tuổi tác thay vì những lời cảm tạ. Mỗi dòng thơ tuy nói về ngày sinh của mình, nhưng lại là tình cảm, trách nhiệm của Bác đối với non sông đất nước và thể hiện đường lối lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc:
“Bảy mươi tám tuổi chưa già lắm
Vẫn vững hai vai việc nước nhà
Kháng chiến dân ta đang thắng lớn
Tiến bước! ta cùng con em ta” [5]
        Lần sinh nhật 19/5/1969, giữa lúc chiến tranh lan ra cả nước ác liệt, Bác đề nghị không tổ chức sinh nhật vì “Đồng bào ta, nhất là đồng bào miền Nam đang chiến đấu gian lao, hy sinh như thế, Bác không có lòng dạ nào hưởng niềm vui riêng”. Tuy nhiên, trước lời xin phép của Trung ương, nghĩ đến miền Nam, bạn bè quốc tế, Bác miễn cưỡng đồng ý tổ chức sinh nhật và giục“Thôi, nếu vậy thì các chú làm thật nhanh cho Bác, đừng kéo dài, đừng bày vẽ tốn kém, chỉ cho Bác mấy bông hoa là được rồi, chỉ 5 bông hồng đỏ”.
Nguồn Internet
Nguồn internet
          Ngày 19/5/2023 là sinh nhật lần thứ 133 của Bác cũng là thời khắc ghi dấu 54 năm trôi qua kể từ khi Bác đi xa nhưng tư tưởng, đạo đức, phong cách và sự nghiệp của Người vẫn sống mãi trong sự nghiệp cách mạng dân tộc, trường tồn theo thời gian, mãi mãi tỏa sáng, đồng hành trong hành trình phát triển của dân tộc, đất nước, Nhân dân ta. Câu nói “Tháng 5 nhớ Bác” đối với bản thân tôi luôn khắc ghi trong lòng không bao giờ quên. Tôi rất may mắn được sinh ra, lớn lên và được thừa hưởng nền độc lập, tự do, hòa bình của đất nước; không phải sống trong sự tàn khốc của chiến tranh và càng không thể quên những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Tôi luôn biết ơn những hy sinh to lớn của Bác cùng biết bao thế hệ cha, anh đã anh dũng hy sinh trong chiến tranh và cảm thấy tự hào nước Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng lại sinh ra Người anh hùng giải phóng dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, “Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, Nhân dân ta và non sông đất nước ta” [6]
        Kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Bác Hồ kính yêu (19/5/1890 - 19/5/2023) là dịp để chúng ta bày tỏ tình cảm, lòng biết ơn sâu sắc với Bác và nguyện không ngừng học tập Bác từ những việc đơn giản nhất như rèn luyện tinh thần, khiêm tốn, tiết kiệm. Bản thân tôi nguyện một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ, luôn luôn đề cao mục đích vì Nhân dân phục vụ, vì sự nghiệp chung của toàn Đảng, toàn dân ta như Bác đã mong muốn là xây dựng một đất nước Việt Nam phát triển và sánh vai với cường quốc năm châu.
            -------------------------------------
        [1] Trích Báo Cứu quốc, số 1266, ngày 11/6/1949 khi Bác trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Cứu quốc.
        [2] Theo lời kể trong hồi ký của Bà Nguyễn Thị Định, Phó Tổng tư lệnh quân Giải phòng miền Nam  (Bà đã cùng đoàn miền Nam đến mừng sinh nhật lần đầu tiên của Bác 19/5/1946).
        [3] Theo lời kể trong hồi ký của Bà Nguyễn Thị Định, Phó Tổng tư lệnh quân Giải phòng miền Nam (Bà đã cùng đoàn miền Nam đến mừng sinh nhật lần đầu tiên của Bác 19/5/1946).
        [4] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.5, tr 597.
       [5] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.5, tr 597.
        [6] Trích Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, do Tổng bí thư Lê Duẩn đọc tại Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 09/9/1969.
                                                                                                    Nguyễn Thị Dễ
Phòng Tham mưu Công an tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 16 trong 15 đánh giá

Xếp hạng: 1.1 - 15 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Đường dây nóng
Lịch tiếp công dân
Cổng thông tin BCA
Văn bản pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến
Hộp thư góp ý
Chuyển đổi số
Bộ Pháp điển
Đối tượng truy nã
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập568
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm566
  • Hôm nay52,851
  • Tháng hiện tại2,562,623
  • Tổng lượt truy cập112,713,828
phieukhaosat
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây