1. Trình tự thực hiện
+ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định.
Công an đơn vị, địa phương theo thẩm quyền có trách nhiệm căn cứ vào hồ sơ, lý lịch cán bộ, đảng viên đang quản lý để hướng dẫn, lập hồ sơ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 06/1999/TTLT/BLĐTBXH-BTCTW, ngày 08/02/1999 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Ban Tổ chức Trung ương Đảng và gửi 01 bộ hồ sơ về Cục Tổ chức cán bộ.
Đối với đơn vị trực thuộc Bộ trưởng, do thủ trưởng cấp cục hoặc tương đương ký.
Đối với Công an tỉnh Hậu Giang, do Giám đốc Công an tỉnh ký.
Bước 2: Cục Tổ chức cán bộ tiếp nhận hồ sơ do Công an đơn vị, địa phương chuyển đến thẩm định, chuyển Cục Công tác đảng và công tác chính trị duyệt, ký trình Đảng uỷ Công an Trung ương xét quyết định công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 (mẫu số 1-LT1) hoặc xét quyết định công nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19 tháng tám năm 1945 (mẫu số 2- TKN1).
Bước 3: Nhận quyết định công nhận và chuyển đến Sở Lao động, Thương binh và Xã hội nơi người có công cư trú để đăng ký quản lý và thực hiện chế độ ưu đãi.
2. Cách thức thực hiện: trực tiếp tại Công an tỉnh Hậu Giang.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
+ Thành phần hồ sơ:
a) Đối với hồ sơ người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945:
Giấy chứng nhận là cán bộ, đảng viên hoạt động lâu năm hoặc cán bộ hoạt động cách mạng trước năm 1945.
Hồ sơ gốc (hồ sơ,lý lịch cán bộ, đảng viên) và có đủ căn cứ tin cậy thì được xem xét công nhận.
Người có hồ sơ gốc nhưng chưa có đủ điều kiện để xem xét công nhận thì được xem xét xác nhận người hoạt động cách mạng “tiền khởi nghĩa”.
b) Đối với người hoạt động cách mạng từ 01/01/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19/8/1945:
Các giấy tờ, tài liệu phản ảnh đẩy đủ, tin cậy là chính xác là người có thời gian bắt đầu hoạt động cách mạng trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước ngày tổng khởi nghĩa; lúc đó thoát ly hoạt động hay không thoát ly, chỉ hoạt động ở cơ sở và sau đó phải tiếp tục tham gia một trong hai cuộc kháng chiến (trừ một số trường hợp do yêu cầu giảm chính, phục viên hoặc ốm yếu… không có điều kiện tiếp tục hoạt động trong kháng chiến chống Pháp).
+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
4. Thời hạn giải quyết: chưa quy định cụ thể về thời gian giải quyết.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Đảng uỷ Công an Trung ương.
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: công an đơn vị, địa phương có người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 và người hoạt động cách mạng từ 01/01/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19/8/1945.
c) Cơ quan phối hợp: Cục Tổ chức cán bộ, Cục Công tác đảng và công tác chính trị và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hậu Giang.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 và người hoạt động cách mạng từ 01/01/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19/8/1945.
8. Lệ phí (nếu có): không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): không.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): đúng đối tượng được quy định tại Thông tư số 61/2013/TT-BCA, ngày 20/11/2013 của Bộ Công an quy định chi tiết về thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trong Công an nhân dân.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
+ Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11, ngày 29/6/2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về ưu đãi người có công với cách mạng.
+ Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
+ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
+ Thông tư số 61/2013/TT-BCA, ngày 20/11/2013 của Bộ Công an quy định chi tiết về thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trong Công an nhân dân.
+ Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH, ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.